Trong bức thứ nhất chúng ta thấy Đức Giêsu, Đấng đã chịu chết và Đấng phục sinh, mặc phẩm phục của thầy tư tế. Chúng ta có một vị Thượng Tế, Đấng đã thông phần vào những yếu đuối của chúng ta và nhờ sự hy sinh của chính mình mà Ngài đã hiệp nhất nhân loại với Thiên Chúa Cha (xem Dt 4:15; 9: 12-14.26).
Ở trên Ngài có bàn tay của Chúa Cha, Đấng đón Ngài vào vương quốc trên trời. Nhờ Chúa Giê-su, chúng ta biết những công việc của Chúa Cha và chúng ta biết rằng bàn tay của Ngài là một bàn tay rộng lượng, ban phát và không giữ lại gì cho chính Ngài. “Đến chính Con Một , Thiên Chúa cũng chẳng tiếc, nhưng đã giao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban người con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta?” (Roma, 8:32) Khi hiến mình cho toàn thể nhân loại, Chúa Kitô đã phá bỏ bức tường ngăn cách giữa dân riêng của Ngài và dân ngoại.
“Thật vậy, chính Người là bình an của chúng ta: Người đã liên kết đôi bên, Dân Do Thái và dân ngoại thành một; Người đã hy sinh thân mình để xóa bỏ bức tường ngăn cách là sự thù ghét.” (Eph 2:14). Và như thế, không còn sự ngăn cách nào nữa, bây giờ toàn thể nhân loại có thể bước vào cuộc sống mới.
Bên cạnh Chúa Kitô, hay nói đúng hơn - một phần của Thân thể Người - là Mẹ Thiên Chúa, hình bóng của Giáo hội. Bằng chén thánh, người thu thập nước và máu chảy ra từ cạnh sườn bị đâm thủng của Con Mẹ, biểu tượng của các bí tích. Bên trong chén thánh có một con chim bồ câu, biểu tượng của Chúa Thánh Thần, Đấng đã bay lượn trên Con Thiên Chúa trong phép rửa và hiện hữu trong các bí tích. Chúng ta đứng trước ơn Chúa Thánh Thần, Đấng giúp chúng ta tham dự vào đời sống của chính Thiên Chúa, đời sống hiếu thảo, đời sống hiệp thông.
Đức Maria- Mẹ Giáo hội, Đấng đã hiệp nhất một cách trọn hảo với Chúa Kitô, trao chén thánh cho viên đại đội trưởng, một "người ngoại giáo", người trên thực tế là người đầu tiên đã tin và đã nhận ra Con Thiên Chúa chính là Chúa Kitô chịu đóng đinh. “Đức Chúa Giêsu kêu một tiếng lớn, rồi tắt thở. Bức màn trong Đền Thờ bỗng xé ra làm đôi từ trên xuống. Viên đại đội trưởng, đứng đối diện Đức Chúa Giêsu , thấy Người tắt thở liền nói: Quả thật, người này là con Thiên Chúa”(Mc 15:37-39)
Bức màn của Đền thờ bị xé ra làm đôi cùng cái chết của Người trên thập giá đã mở ra cho chúng ta con đường sống động để gặp gỡ Thiên Chúa (x. Dt 10: 19-20). Nhìn vào vết đâm ở cạnh sườn Chúa Giêsu, ta thấy Chúa Thánh Thần đã chạm đến tâm hồn của viên đại đội trưởng vì quả thật không ai có thể tung hô Chúa Giêsu là Chúa mà không nhận được sự tác động của Chúa Thánh Thần. Và kìa có một đám đông xuất hiện đằng sau viên đại đội trưởng. Họ là những người, nhờ chứng từ được thốt ra từ miệng viên đại đội, sẽ tin và sẽ mặc lấy Chúa Kitô. Nhờ phép rửa mà họ cũng được biến đổi nên giống hình ảnh Người. Họ sẽ được diễm phúc làm nghĩa tử và lãnh nhận sự sống thiêng liêng nhờ lãnh nhận Chén Thánh.
Dây các phép, mà Chúa Giêsu khoác lên mình, gợi nhớ cho chúng ta rằng bằng cách giả định bản chất của con người, Chúa Giêsu đã mở ra cho tất cả chúng ta cơ hội làm con cái Thiên Chúa. Nhờ đó, Thiên Chúa cho chúng ta được hiệp thông và hoà giải với Người để chúng ta lãnh nhận được sự bình an đích thực. Qua cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, Người đã kết hợp chúng ta trong thân thể xác thịt của Người để chúng ta xứng đáng là con cái trước mặt Chúa Cha. (cf. Col 1:22)
Nhờ cái chết của Con Thiên Chúa trên Thập Giá và việc Người trở về cùng Cha trên trời, Chúa Thánh Thần đã hiện xuống trên toàn thể nhân loại. Giáo Hội được mời gọi loan báo rằng Thiên Chúa không tỏ ra thiên vị (x. Cv 10:34) vì Chúa Giêsu đã phá bỏ bức tường ngăn cách giữa dân riêng và dân ngoại.
Nguồn gốc của tính hiệp hành ở đây chính là Trái Tim Cực Thánh Đức Chúa Giêsu.
Bức tranh thứ hai đưa chúng ta về ngày Lễ Ngũ Tuần nơi mà xung quanh chiếc bàn là các tông đồ với thánh Phêrô ở vị trí giữa bức tranh. Ngoài ra, ta còn thấy sự hiện diện của Cornelio, một viên đại đội trưởng , cùng gia đình ông ấy ở bên phải.
Từ tay Thiên Chúa Cha tuôn đổ tràn đầy ngọn lửa của Chúa Thánh Thần, soi sáng mọi người và ban cho họ đời sống hiếu thảo để họ sống như con cái Thiên Chúa và vì thế họ là anh chị em của nhau. Sự thấu hiểu, sự cộng tác, sự hiệp thông và sự hiệp nhất của nhân loại không chỉ là một thực tế theo chiều ngang, mà là một món quà đến từ Thiên Chúa Cha và điều đó phải được đón nhận. Món quà này là tình yêu của Đức Chúa Trời đã được bày tỏ cho chúng ta qua cái chết và sự Phục sinh của Chúa Giêsu.
Do đó, trung tâm của bức tranh là hình ảnh Chiên Vượt Qua (xem Kh 5: 6), đã bị hiến tế , nhưng nay vẫn sống, đứng thẳng và hướng mặt hoàn toàn về Chúa Cha. Vết thương của Ngài gợi lại tất cả những gì chúng ta đã chiêm ngưỡng trong hình ảnh đầu tiên và tiếp tục nhắc nhở chúng ta rằng tính hiệp hành là một món quà đến từ Trái Tim Cực Thánh Đức Chúa Giêsu. Tính hiệp hành là ở trong sự hiệp thông và cùng nhau bước đi. Dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần và qua mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Con, tính hiệp hành hướng chúng ta về Chúa Cha và cho phép chúng ta nhận biết thánh ý Ngài.
Chiếc bàn được trải lên một tấm khăn, trên đó vẽ hình các loài vật khác nhau; từ các con vật hiền lành như lợn, chó, gà và cả những loài vật dữ tợn như rắn và cá sấu. Để từ đó, Phêrô hiểu rằng không được gọi ai là ô uế và không thanh sạch ( xem Công vụ tông đồ 10: 28-29). Phêrô đang trải qua một cuộc thay đổi thực sự. Nhờ Thần Khí, Đấng đã nói chuyện với ông qua thị kiến về tấm khăn với mọi giống vật (xem Cv 10,11-15) và dẫn ông đến gặp Cornelio. Như xưa dưới chân thập giá, Mẹ Maria nhận ra nơi viên đại đội trưởng, một người ngoại giáo, là người tin đầu tiên. Thì trong cuộc gặp gỡ với Cornelio - cũng là một viên đại đội ngoại giáo, thánh Phêrô cũng nhận ra rằng những người mà ông gọi là dân ngoại đều được Thiên Chúa mời gọi trở thành dân của Ngài.
Khi thánh Phêrô công bố lời rao giảng, Chúa Thánh Thần đã tuôn đổ trên tất cả những người hiện diện tại đó (xem Cv 10,37-44). Trước công đồng Giêrusalem (xem Cv 15), tình tiết này tạo ra một điểm quy chiếu quan trọng cho một Giáo hội hiệp hành. Từ đó , Giáo hội có thêm nhiều kinh nghiệm về Chúa Thánh Thần. Từ sự kiện trên, thánh Phêrô và Giáo hội sơ khai đã nhận ra rằng các ngài không thể đặt ra bất kỳ giới hạn nào cho việc chia sẻ đức tin cho mọi dân mọi nước.
Một nhân vật khác mà ta thấy nổi lên giữa những người trong bức tranh, là người phụ nữ Canaan ( x Mt 15,21-28). Bà là người phụ nữ khiêm nhường xin ơn chữa lành cho con gái mình. Chính bà đã thưa với Chúa Giêsu rằng ngay cả những con chó con cũng được ăn những mẩu bánh vụn rơi xuống từ bàn của chủ. Sự hiện diện của bà trong những người được cứu chuộc đã biểu lộ cách Chúa Thánh Thần hoạt động trong Hội Thánh rằng Ngài quy tụ nhân loại bằng cách ban cho họ tất cả những gì cần thiết để nhận được ơn cứu độ.
Bằng cách quan sát từng ánh mắt, chúng ta có thể biết được sự hiện diện của Thánh Linh trong mỗi người. Mỗi người đều được Thần Khí soi sáng; mỗi người đều trở thành đền thờ của Chúa Thánh Thần. Có những người nhìn lên phía trên, vì Thần Khí dạy chúng ta cầu khẩn “Abba, lạy Cha” (x. Rm 8, 15-16). Một số nhìn vào Chiên Thiên Chúa, biểu tượng của tình yêu Thiên Chúa, được Chúa Thánh Thần đổ vào lòng chúng ta (x. Rm 5: 5). Những ánh mắt khác chồng lên nhau, bởi vì những ai đã đón nhận lời loan báo của thánh Phêrô đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần. Vẫn còn những người khác nhìn về phía chúng ta, những người đang nhìn như bức tranh.
Như người phụ nữ Canaan năm xưa, Thánh Thần cũng ngự xuống trên tất cả chúng ta, Ngài đưa chúng ta vào một thái độ khiêm nhường và lắng nghe để chúng ta từ một tôn giáo bị ràng buộc bởi những nghi lễ trở thành một tôn giáo, với trung tâm là tình yêu của Thiên Chúa dành cho tất cả chúng ta . Và những điều đó đã giải thoát cho chúng ta khỏi mọi rào cản về văn hoá và dân tộc. Đối với những Kitô chúng ta, đức tin như một đời sống mới và mang tính cộng đồng tức là Hội Thánh. Đức tin đó trở thành tôn giáo, nghĩa là hệ thống các tín điều, giáo lý, thực hành tôn giáo mà chúng ta phải tuân theo để phù hợp với những gì chúng ta coi là “Lý tưởng tôn giáo”
Nửa sau của bức tranh công nghị Synod mời gọi chúng ta vượt qua sự chia rẽ và sẵn sàng sống theo thái độ đó. Nhờ đó chúng ta có thể thấu hiểu lẫn nhau và tất cả chúng ta có thể nghe tiếng của Chúa Thánh Thần, “Thần Chân Lý” nói với mỗi người. Bằng cách này chúng ta tham dự vào cách thức Thiên Chúa hướng dẫn dòng chảy lịch sử cứu độ , tức là chúng ta được mời gọi đi theo con đường trao ban chính bản thân mình.
Toàn bộ hai bức tranh công nghị Synod đều dựa trên mối quan hệ giữa màu đỏ và xanh, đại diện cho nhân tính và thần tính của Chúa Kitô và của Hội Thánh. Màu đỏ biểu thị cho thần tính, bởi nó là màu của lửa, sự ấm áp, ánh sáng và thậm chí là máu. Tất cả những hình ảnh trên đại diện cho sự sống. Màu đỏ đại diện cho thần tính cũng chính là sự sống xuất phát từ Thiên Chúa. Màu xanh biểu thị cho nhân tính, bởi con người là thụ tạo duy nhất nhìn lên bầu trời xanh, trong khi các thụ tạo còn lại đều hướng về mặt đất. Mỗi người là một tông màu xanh khác nhau bởi lẽ mỗi cá thể chúng ta là duy nhất.
Bản dịch từ Tiếng Ý của PCTH - JOS Creative
Davidson vs Stripling (Angels Blue Jays August 28, 2022) - Bluebird Banter
The Blue Jays wrap up their collection from the Angels, searching in direction of steer clear of the uncomfortable sweep. Today sport is the month-to-month Sunday begin year, with to start with pitch scheduled for 1:37 ET. Blue JaysStarterRoss Stripling will seem toward conclude the bleeding, manufacturing his 18th begin of the calendar year and 3rd for the reason that coming back again versus the IL. He consists of been suitable mainly because coming back again versus the IL, making it possible for exactly 1 function upon 7 hits and a wander more than 12.1 innings Julian Merryweather Jersey, placing out 13. People excellent starts off incorporate operate…