Tuổi thơ chúng ta chắc không ít người đã từng trông ngóng một điều gì đó. Ngóng chờ mẹ đi chợ về cho mình miếng xôi, cục kẹo. Đến khi lớn hơn ta lại ngóng chờ. Chờ người yêu đến trong sự sốt ruột, ngóng chờ cái email thông báo kết quả phỏng vấn. Rồi khi tuổi trung niên ta vẫn sẽ Ngóng chờ. Chờ con cái về ăn cơm, chờ ngày nhìn con tốt nghiệp nên người. Vậy có khi nào ta tự hỏi. Về già, chúng ta có còn ngóng chờ gì không, khi mà ta đã trãi qua gần hết những đắng cay của cuộc đời ?
Nhìn bức hình trên bạn thấy gì ? Một bà lão đang Ngóng chờ điều gì đó chăng ? Chờ cơm ? Chờ bánh trái, quà tặng? Không ! Tất cả đều sai. Ở tuổi xế chiều rồi thì ăn uống còn được bao nhiêu mà ngóng chờ đồ ăn. hay chờ con cháu về ? Không ! sự thật bà là một trong rất nhiều bà lão bị con cháu bỏ rơi sống trong nhà dưỡng lão của các Dì dòng Vinh Sơn. Vậy bà đang Ngóng chờ điều gì ? Đó chính là sự quan tâm. Khi chúng tôi - nhóm Giới trẻ con Đức Mẹ giáo xứ Bình Lợi kết thúc buổi thăm viếng các bà và ra về thì đây là khoảnh khắc tôi ghi lại được. Bà lão dù ngồi dậy rất khó khăn nhưng cũng cố gắng gượng dậy , nhìn theo chúng tôi ra tận cửa với gương mặt như muốn khóc. Có lẽ những phút giây chúng tôi ở bên các bà là quá ngắn ngủi và các bà nhìn theo như gửi gấm : " con ơi, sớm trở lại với bà nhé. Vì bà cũng chẳng biết ngày mai bà còn có thể mở mắt ra nhìn thấy tụi con không". Một ngày trãi nghiệm chăm sóc các bà chúng tôi đã cảm nhận sự cô đơn đang bủa vây tuổi già của các bà. Đáng lẽ các bà phải nhận được sự chăm sóc, yêu thương từ con cháu thì giờ đây, sự chăm sóc ấy chỉ dến8 từ các Dì dòng Vinh Sơn cũng như là khách đến thăm. Có lẽ sự mong ngóng lớn nhất nhưng cũng khó xãy ra nhất của các bà đó là được nhìn thấy con, thấy cháu mình đến thăm trước khi về với Chúa. Tôi dừng câu chuyện ở đây để mỗi chúng ta cùng Nhìn và Cảm Nhận. Mỗi người có một con đường riêng nhưng xin bạn hãy một lần đi chậm lại, bước đến với những bà lão này tại trung tâm dưỡng lão Vinh Sơn - giáo xứ Bình Lợi để cảm nhận thực tế niềm Mong Ngóng tuổi già thật giản đơn nhưng đầy cảm xúc.
Alfonso Lê Vũ Đăng Khoa
Giới trẻ Con Đức Mẹ
Giáo Xứ Bình Lợi - Giáo Phận Sài Gòn.